Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Đánh giá Haima3 tại Việt Nam

Đánh giá Haima3 tại Việt Nam

Mẫu xe xây dựng trên nền tảng của Mazda6 có vóc dáng cân đối, đầy đặn bởi thừa hưởng những công nghệ Nhật Bản. Nhưng nội thất vẫn là điểm yếu của xe Trung Quốc.

Haima3 là bổ sung mới nhất trong phân khúc sedan nhập khẩu từ Trung Quốc, sau chiếc BYD G3. Với tầm giá trên 350 triệu đồng, xe Trung Quốc bao giờ cũng gây khó khăn cho giới kinh doanh. Định kiến về chất lượng, thương hiệu rất dễ làm khách hàng quay sang xe Hàn hay Nhật, dù phải chọn loại cũ hay hạng thấp hơn.
So với các "đồng nghiệp", Haima3 có lợi thế nhờ thừa hưởng công nghệ từ Mazda, một hãng Nhật. Dù không phải là kỹ thuật mới nhất nhưng cũng đủ giúp Haima3 có được vẻ ngoài chất hơn. Nước sơn bóng, đường nét chặt chẽ, tỷ lệ hợp lý, cân xứng và chắc chắn. Lưới tản nhiệt và logo là hai chi tiết gợi nhớ nhiều nhất tới Mazda nhưng bộ đèn pha và đèn sương mù lại hao hao Mercedes C-class.
Haima3 với ngoại thất đã
Haima3 với ngoại thất đã "khôn" hơn nhiều so với các loại xe Trung Quốc trước.
Nội thất Haima3 lại không dính dáng gì tới Mazda mà theo phong cách của Toyota Corolla với bảng điều khiển trung tâm trải dài kiểu thác nước. Trên bản cao cấp nhất trang bị điều hòa tự động một vùng, dàn âm thanh 6 loa. Vô-lăng gật gù tích hợp nút chỉnh dàn âm thanh. Ghế da, cửa sổ trời. Gương gập và chỉnh điện. Ghế chỉnh cơ. Những chi tiết không sắc nét như xe Hàn nhưng đã bớt vẻ xù xì, lỏng lẻo. Không gian vẫn có mùi nhựa, dù không nặng.
Động cơ I4 dung tích 1,6 lít công suất 119 mã lực ở vòng tua 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 158 Nm ở 4.500 vòng/phút. Khách hàng có thể chọn hai phiên bản số sàn 5 cấp hoặc số tự động vô cấp CVT với 6 cấp số ảo.
Tính năng vận hành của Haima3 dù đã có những bước tiến so với xe Trung Quốc khác nhưng vẫn ở dưới Hàn Quốc một bậc. Khởi động, tiếng máy khá êm, độ cách âm tốt. Cần chuyển số tự động CVT hơi nặng. Để ở số D rồi nhả phanh, Haima3 di chuyển yếu, có khi đứng im và phải mớm ga mới lăn bánh. Hộp số vô cấp càng làm cho chiếc xe 1,2 tấn trở nên ù ì, đặc biệt ở tốc độ thấp. Nhấn mạnh ga đến khi đạt tốc độ trên 40 km/h, xe mới bắt đầu thoát. Từ khoảng tốc độ này đến 80 km/h thì Haima3 lại ổn định.
Nội thất mang phong cách của Toyota Corolla.
Nội thất mang phong cách của Toyota Corolla.
Vô-lăng trợ lực theo tốc độ nhưng vẫn nặng trong dòng bình dân. Có lẽ Haima thừa hưởng công nghệ từ Mazda, hãng xe Nhật nhưng có cơ cấu lái nặng hơn các nhà sản xuất đồng hương. Thời gian đầu cầm lái Haima3, tài xế mất nhiều công sức mỗi khi vào cua và hẳn còn vất vả hơn cho phụ nữ. Chân phanh cũng nặng và không bám ở nửa đầu hành trình. Ai đã quen phanh theo cảm giác sẽ cảm thấy mất an toàn khi vừa cầm lái.
Sự tiến bộ của Haima3, cùng với BYD G3, nằm ở hệ thống khung gầm chắc chắn hơn. Xe đã có độ cứng vững và chịu xoắn tốt, không bị lắc khi vào cua. Ôtô Trung Quốc thời mới bắt đầu vào Việt Nam thường tạo cảm giác rất mềm và yếu. Mỗi khi cua có cảm giác đầu xe đã vào nhưng đuôi vẫn còn đang "chạy" theo lực li tâm, không tạo thành khối thống nhất.
Trang thiết bị an toàn trên bản cao cấp nhất mà Kylin GX668 phân phối gồm 4 túi khí hàng ghế trước, chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD. Cảm biến lùi và tự tắt âm thanh khi cài số lùi. Dây đai an toàn tự thắt chặt khi gặp tình huống nguy hiểm. Cảnh báo tốc độ (có thể điều chỉnh). Haima3 thêm chức năng đèn pha tắt trễ sau khi tắt động cơ để thuận tiện cho tài xế ra khỏi gara.
Ảnh chi tiết Haima3 tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét